Hoạt động kinh tế toàn cầu suy yếu với lạm phát cao hơn mức từng thấy trong vài thập kỷ qua. Chi phí sinh hoạt tăng cao, chính sách tiền tệ bị thắt chặt ở hầu hết các khu vực, xung đột, rồi chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn đang tiếp diễn, đại dịch Covid-19 kéo dài, … đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh tế chung của thế giới.
Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn; đơn hàng ít, phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm người lao động; nhiều công ty dự định không tái ký hợp đồng lao động với một số người khi hợp đồng hết hạn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều công ty đã lựa chọn giải pháp rất “tử tế” là: ký thỏa thuận chờ việc và trả lương chờ việc trong 2 tháng cho người lao động.
Việc ký thỏa thuận chờ việc như trên có được không? Lương chờ việc sẽ được trả thế nào?
Dưới đây là ý kiến của Luật sư An Nam Việt Luật.
Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về loại hợp đồng lao động như sau:
- Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
- a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
- a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
- b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thi hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Như vậy, khi hết hạn hợp đồng lao động thì quan hệ lao động của hai bên cũng chấm dứt, nên việc doanh nghiệp ký thỏa thuận chờ việc là không có giá trị ràng buộc.
Nếu hợp đồng của người lao động hết hạn và công ty muốn hỗ trợ người lao động trong vòng 2 tháng thì công ty phải ký lại hợp đồng lao động có thời hạn 2 tháng. Trong thời gian này, nếu công ty không có đơn hàng thì thực hiện trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.
Cụ thể: Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
- a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Trân trọng!
Chúng tôi tin rằng An Nam Việt Luật là nơi đáng tin cậy và là sự lựa chọn đúng đắng của quý khách hàng về dịch vụ pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi theo một trong các phương thức sau:
- Điện thoại: 0832 85 39 39
- Email: annamvietluat@gmail.com
- Website:www.annamvietluat.vn
- Văn phòng: Tầng 9 Tháp 8 Toà nhà The Sun Avenue, Số 28 Mai Chí Thọ, phường An Phú, Tp Thủ Đức, Tp. HCM.